Nhu cầu vay vốn đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người dân lựa chọn. Việc vay vốn nếu không rõ đơn vị vay, dễ bị dính vào bọn cho vay nặng lãi, tín dụng đen, và bị đòi nợ, đe dọa gây nguy hiểm. Trong trường hợp này, cách đối phó với bọn cho vay nặng lãi như thế nào? Cùng kinhnghiemchon.com tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
Cho vay nặng lãi là gì?
Vay nặng lãi là một hình thức cho vay vốn nhằm hỗ trợ người vay một khoản tài chính nhanh chóng, giúp họ giải quyết những khó khăn tài chính sớm nhất. Tuy nhiên, vay nặng lãi luôn đòi hỏi khoản vay với lãi suất vượt mức quy định của nhà nước (là trên 20%/ năm).
Nhiều người dân hoàn toàn không biết đến vấn đề này, chỉ quan tâm đến số tiền mà mình cần. Nên việc dính vào bẫy tín dụng đen là việc họ không ngờ đến. Đến khi thanh toán khoản nợ, họ mới vỡ lẽ ra rằng, mức lãi suất vượt mức quá cao khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán khoản nợ. Trường hợp, không thanh toán kịp khoản nợ hoặc bùng nợ, khách hàng sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.

Hiện nay, vay nặng lãi đang tồn tại với rất nhiều hình thức. Đối tượng cho vay nặng lại dụ dỗ người dân tham gia vay tiền với nhiều hình thức khác nhau như: quảng cáo, phát tờ rơi, ưu đãi kèm quà tặng,… Một hình thức mà “bọn” cho vay nặng lãi, tín dụng đen hiện nay áp dụng tinh vi hơn, đó chính là mạo danh dưới một tổ chức tín dụng. Họ tô chức các hình thức vay lãi suất trả góp, vay thế chấp, vay online, … Nhưng trên thực thế, lại là một đơn vị vay nặng lãi, tín dụng đen.
Các cách đòi nợ của vay nặng lãi, tín dụng đen là gì?
Khi bạn vay vốn, nhưng không cẩn thận trúng vào đường dây của vay nặng lãi, tín dụng đen. Nếu bạn không thanh toán khoản nợ đúng kỳ hạn. Bên cho vay nặng lãi sẽ thực hiện liên tiếp các cách đòi nợ khác nhau.
Đòi nợ tại các đơn vị cho vay nặng lãi không mấy thân thiện. Họ sẽ áp dụng nhiều phương pháp đòi nợ gây sức ép cho người vay, khiến người vay hoảng sợ hoặc có thể gặp nguy hiểm. Cùng điểm qua những cách đòi nợ của tín dụng đen sau đây:
Nhắn tin, gọi điện liên tục
Tương tự như các đơn vị tài chính cho vay khác, đơn vị tín dụng đen cũng thực hiện hình thức nhắn tin, gọi điện liên tục để làm phiền người vay. Khi gần đến ngày thanh toán khoản nợ, bên cho vay sẽ gọi điện hoặc nhắn tin nhắc nhở người vay về vấn đề thanh toán tiền gốc và lãi. Nhưng nếu qua ngày thanh toán, khách hàng vẫn chưa trả tiền, họ sẽ gọi điện và nhắn tin liên tục.

Việc nhắn tin và gọi điện với những lời nói thô tục, đe doạ sẽ khiến người vay vô cùng hoảng sợ. Họ sẽ làm phiền bạn bất cứ lúc nào. Ngay cả người thân, bạn bè, đồng nghiệp của bạn. Họ cũng sẽ tìm cách để liên hệ và làm phiền. Họ tìm mọi cách để khiến bạn phải cảm thấy lo lắng và nhanh chóng trả khoản nợ.
Đến tận nơi đòi nợ
Nếu cách nhắn tin, gọi điện làm phiền vẫn không khiến người vay thanh toán khoản nợ đúng kỳ hạn. Họ sẽ đến tận nơi bạn sống để gây rối và ép buộc thanh toán khoản nợ. Việc đến tận nhà sẽ làm phiền rất nhiều người. Đặc biệt là người thân của bạn sẽ bị đe doạ, có thể là những nguy hiểm về tinh thần, thể xác.
Những màn tạt sơn, ném trứng, phá hoại đồ đạc,… Cũng là những hành động mà tổ chức tín dụng đen sẽ gây ra. Vì vậy, nếu bạn đang nợ tiền tín dụng đen một khoản tiền, hãy nhanh chóng thanh toán khoản nợ và giải quyết trong yên bình càng sớm càng tốt.
Giả mạo công an, toà án
Đây là hành vi liều lĩnh và vô cùng đáng sợ của bọn cho vay nặng lãi. Họ sẽ giả mạo là công an, người của đơn vị toà án gửi tin nhắn, gọi điện cho bạn hoặc đến nhận nhà để mời bạn đến một địa điểm nào đó.
Việc làm này, nếu bên phía người vay tin tưởng. Sẽ có những màn bắt cóc, đánh đập hoặc đe doạ vô cùng khủng khiếp hơn xảy ra. Việc làm này, họ sẽ không chỉ gửi cho bạn, mà người thân, bạn bè, đồng nghiệp của bạn cũng sẽ bị những hình thức này làm phiền.
Bị bắt cóc
Hình thức đòi nợ này là hình thức bị pháp luật nghiêm cấm. Nhưng nhiều đơn vị cho vay nặng lãi vẫn áp dụng. Mục đích cuối cùng vẫn là mong muốn người vay thanh toán nhanh chóng khoản nợ còn thiếu.
Nếu thực hiện các hình thức đòi nợ trên mà người vay vẫn không có động tỉnh về việc thanh toán khoản nợ. Thì hình thức bắt cóc đe doạ sẽ được tổ chức tín dụng đen thực hiện. Họ có thể bắt cóc bạn hoặc người thân của bạn, đánh đập họ và yêu cầu thanh toán khoản nợ.

Bên cạnh những hình thức đòi nợ nghiêm trọng và đáng sợ trên. Tổ chức tín dụng đen cũng có khá nhiều hình thức đòi nợ khác mà bạn sẽ không ngờ đến. Nên nếu bạn lỡ dính vào vay tiền tại tổ chức này, cần nhanh chóng thanh toán khoản nợ cho họ. Đồng thời cẩn thận hơn trong lần vay vốn tiếp theo.
Cách đối phó với bọn cho vay nặng lãi, tín dụng đen
Những chiêu trò đòi nợ của tín dụng đen, đối tượng cho vay nặng lãi khá nguy hiểm, được me là phạm pháp. Việc đối phó với những vấn đề này giúp hạn chế những ảnh hưởng đến cuộc sống, tính mạng của bản thân, gia đình và bạn bè. Bạn có thể áp dụng theo một số cách sau:
Khi bị nhắn tin, gọi điện đòi nợ
Theo quy định của luật pháp Nhà nước, việc nhắn tin, gọi điện nhắc nhở người vay về khoản nợ không được xem là trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu nhắn tin, gọi điện có những ngôn ngữ xúc phạm, thô tục hoặc đe dọa,… Thì họ đã vi phạm pháp luật. Khi bị kiện, công ty vay nặng lãi sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Việc bị làm phiền quá nhiều với những cuộc gọi, những tin nhắn thường xuyên mỗi ngày. Khiến công việc và học tập của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này, bạn có thể chặn cuộc gọi từ số lạ, chặn các tin nhắn rác để không bị làm phiền nữa.
Khi bị đe dọa đến tính mạng
Theo luật về hành vi đe doạ tính mạng con người. Người thực hiện hành vi đe dọa sẽ bị phạt tù lên tới 7 năm. Vì vậy, khi bị đối tượng cho vay nặng lãi đe dọa gây nguy hiểm đến tinh thần và thể xác. Bạn cần báo ngay cho 113 (đường dây nóng công an) hoặc liên hệ với cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý.

Khi bị đánh đập, gây rối
Hành vi phá hoại tài sản, gây rối trật tự hoặc sử dụng hung khí nguy hiểm,… Dù là đòi nợ hay với bất kỳ lý do nào. Người có hành vi phá hoại và gây rối đó cũng sẽ bị đưa ra pháp luật và phạt tù từ 2 đến 7 năm.
Vì vậy, khi bị đối tượng cho vay nặng lãi phá hoại nhà cửa, quán ăn, … Hoặc đánh đập, dùng hung khí nguy hiểm đe dọa,… Hãy liên hệ ngay cho 113 (số điện thoại nóng của cơ quan công an) hoặc trình báo với cơ quan công an gần nhất để được can thiệp và bảo vệ.
Khi bị đăng hình lên MXH
Chiêu trò đăng hình ảnh cá nhân của bạn đã được cắt ghép lên Mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… Nhằm mục đích bôi nhọ danh sự và khiến bạn mất tự tin trong đời sống. Đây cũng là chiêu trò được các đơn vị cho vay nặng lãi áp dụng.
Khi phát hiện bị đăng hình lên Mạng xã hội, cách tốt nhất bạn nên bình tĩnh. Sau đó, thực hiện chặn chế độ nhắn tin, gọi điện, chặn hình ảnh và bình luận trên trang cá nhân ngay lập tức. Lúc này, đối tượng cho vay nặng lãi sẽ không vào trang cá nhân của bạn được. Sẽ hạn chế được nhiều hình ảnh, thông tin cá nhân bị phát tán.
Cho vay nặng lãi, tín dụng đen có bị phạt tù không?
Theo quy định Pháp Luật, cho vay nặng lãi, tín dụng đen là một hành vi vi phạm pháp luật và không được pháp luật bảo vệ. Theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, những đối tượng cho vay nặng lãi, tín dụng đen sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt tù lên đến 03 năm. Và còn bị phạt tài chính từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tuỳ thuộc vào từng mức độ nặng – nhẹ.
Với hình thức cho vay lãi suất trên 20%/ năm. Có thể cho vay với lãi suất gấp 5 lần hoặc 100% lãi suất/ năm. Quy ra tiền là thu lợi nhuận bất chính từ 30 triệu đồng/ năm sẽ bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình Sự.

Những trường hợp cho vay tiền với lãi suất cao nhưng chưa cấu thành hình sự. Sẽ bị xử lý hành chính theo quy định xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Khi bị các đơn vị cho vay nặng lãi, tín dụng đen dụ dỗ, ép buộc vay tiền với lãi suất cao. Bạn cần lưu lại thông tin và báo ngay cho cơ quan công an để được bảo vệ quyền lợi bản thân.
Không trả tiền cho vay nặng lãi, tín dụng đen có bị phạt tù không?
Đối với những người vay tiền bị lỡ dính vào đơn vị cho vay nặng lãi, tín dụng đen thường rất hoảng sợ và thắc mắc “Liệu không trả nợ cho tín dụng đen có bị phạt tù không?”. Câu trả lời là Không.

Bởi những đơn vị cho vay nặng lãi, tín dụng đen khi thực hiện việc cho vay tiền đã vi phạm quy định của pháp luật. Nên họ sẽ không được pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi. Tuy nhiên, việc vay tiền tại tín dụng đen, bọn cho vay nặng lãi bạn cũng nên nhanh chóng thanh toán khoản nợ. Để tránh những mối đe dọa, phá hoại gây thiệt hại cho người và tài sản.
Một số lưu ý giúp tránh bẫy cho vay nặng lãi, tín dụng đen
Hiện nay, nhu cầu vay vốn đang được rất nhiều người dân lựa chọn. Tuy nhiên, việc không xác định được những cạm bẫy do tín dụng đen, cho vay nặng lãi bày ra khiến bạn phải chịu rất nhiều khó khăn trong việc trả lãi.
Để giúp bạn tránh những bẫy do vay nặng lãi, tín dụng đen tạo ra. Cùng điểm qua những vấn đề nhận biết các đơn vị cho vay này:
- Tránh những đơn vị cho vay với lãi suất cao vượt quá 20%/ năm
- Tuyệt đối không vay tiền ở những thông tin đăng tải trên mạng xã hội, trên tờ rơi, trên tờ thông báo dán ở các cột điện, đường phố,…
- Vay vốn cần có hợp đồng đầy đủ, tránh những hợp đồng chỉ viết tay không có lãi suất, không có giấy tờ liên quan.
- Không vay tiền ở những đơn vị mới thành lập. Tốt nhất nên vay tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng uy tín, lâu đời.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ một số Cách đối phó với bọn cho vay nặng lãi, tín dụng đen một cách hiệu quả, an toàn nhất cho bạn. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề mình gặp phải. Cách tốt nhất nên thanh toán nhanh chóng khoản vay nặng lãi, tín dụng đen càng sớm càng tốt để không bị các rủi ro và nguy hiểm cả người và tài sản.