Có Người Thân (Vợ, Chồng) Nợ Xấu Có Vay Được Không?

Những khách hàng có thông tin nợ xấu chắc chắn sẽ không thể vay tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Vậy Khi người thân (vợ, chồng) nợ xấu có vay được không? Là thắc mắc được nhiều người quan tâm.

Trong bài viết sau, kinhnghiemchon.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này một cách cụ thể và chính xác nhất nhé!

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu được biết đến với cụm từ phổ biến “Nợ khó đòi”. Đây là một khoản nợ của của khách hàng tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

Khi đến thời hạn thanh toán khoản vay theo quy định trong hợp đồng, nhưng khách hàng không chịu thanh toán hoặc thanh toán không đúng thời hạn. Đối với những trường hợp này, khách hàng sẽ bị quy vào nhóm nợ xấu.

Có Người Thân (Vợ, Chồng) Nợ Xấu Có Vay Được Không?
Nợ xấu là gì?

Hiện nay, nợ xấu được chia thành 5 nhóm chính gồm:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn. Là những khách hàng có khoản nợ quá hạn từ 1 – 10 ngày. Nhóm này có khả năng thu hồi được gốc và lãi cho vay, nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%.
  • Nhóm 2: Dư nợ dưới tiêu chuẩn. Là những đối tượng có khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn. Là những đối tượng có khoản nợ quá hạn 90 – 180 ngày.
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ. Là những khách hàng có khoản nợ trễ hạn 181 – 360 ngày.
  • Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn. Với những khoản nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên.

Đối với những trường hợp nợ xấu ở nhóm 1, nếu xảy ra thường xuyên và liên tục, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng sẽ xem xét và đánh giá mức độ khả năng thanh toán khả thi hay không.

Nếu bị đánh giá không tốt, dù khách hàng có thanh toán quá hạn 5 – 7 ngày, thì cũng có thể bị xếp vào nhóm nợ xấu 2.

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vợ hoặc chồng nợ xấu, bị liệt vào danh sách của hệ thống nợ xấu CIC. Nợ xấu là khoản tiền nợ mà khách hàng thanh toán chậm trễ.

Việc thanh toán chậm trễ có thể là do khách hàng cố ý hoặc vô tình như là do việc kinh doanh gặp các khó khăn dẫn đến thiếu hụt tài chính. Hoặc một số trường hợp, do khách hàng quên mất thời gian thanh toán khoản nợ, dẫn đến việc thanh toán chậm trễ.

Có Người Thân (Vợ, Chồng) Nợ Xấu Có Vay Được Không?

Khi khách hàng thanh toán chậm trễ khoản vay, tuỳ vào thời gian chậm trễ mà được quy vào các nhóm nợ xấu trên. Và được đưa vào hệ thống CIC – Trung tâm tín dụng Quốc gia.

Để có thể xoá tên ra khỏi hệ thống, khách hàng cần thanh toán hoàn tất các khoản nợ còn lại (lãi + gốc + phí phạt thanh toán quá hạn) đối với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mà khách hàng đang vay mượn trên cả nước.

Bị dính nợ xấu gây nên những ảnh hưởng gì?

Nợ xấu là tình trạng khá tồi tệ mà không ai mong muốn đến với mình. Tuy nhiên, khi đã bị dính vào nợ xấu, khách hàng sẽ phải chịu rất nhiều ảnh hưởng.

Ảnh hưởng đầu tiên, đó chính là khó vay vốn ở những lần tiếp theo. Đối với những khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 2, 3, 4, 5 đều khó được xem xét và đánh giá tốt cho những lần vay sau.

Đặc biệt, khi đã nợ xấu ở những nhóm nợ xấu này, khách hàng cần thời gian tối thiểu 12 tháng thử thách để có thể được xoá tên ra khỏi hệ thống nợ xấu CIC.

Ảnh hưởng lớn tiếp theo đó chính là ảnh hưởng đến người thân của chính mình. Những khách hàng có tên trong hệ thống nợ xấu CIC, sẽ một phần ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn hoặc thực hiện các giao dịch tài chính của người thân tại ngân hàng.

Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào mối quan hệ, sự thân thiết của mối quan hệ này mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.

Có người thân (vợ, chồng) nợ xấu có vay được không?

Khi vay tín chấp

Đối với hình thức vay tín chấp, người vay không cần thế chấp bất kỳ tài sản đảm bảo nào. Trường hợp cụ thể, nếu chồng bị nợ xấu và vợ dùng danh nghĩa chính mình đi vay tín chấp tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

Xem thêm

Lúc này, đơn vị cho vay sẽ yêu cầu mang sổ hộ khẩu bản chính để đơn vị kiểm tra CIC và đối chiếu với người trong gia đình.

Nếu chồng bị dính vào nợ xấu CIC từ nhóm 2 trở lên, thì khả năng rất cao hồ sơ vay tín chấp của vợ bị từ chối.

Nguyên nhân chủ yếu là đơn vị cho vay nhìn thấy được người thân của người đi vay đã mất khả năng thanh toán khoản nợ hoặc người vợ đi vay có thể đi vay dùm cho người chồng.

Có Người Thân (Vợ, Chồng) Nợ Xấu Có Vay Được Không?
Có người thân (vợ, chồng) nợ xấu có vay được không?

Đối với hồ sơ vay có rủi ro cao, thì tổ chức cho vay sẽ không thể duyệt thành công hồ sơ khi khoản vay hoàn toàn không có tài sản thế chấp nào.

Tuy nhiên, trong trường hợp người chồng rơi vào nợ xấu nhóm 1, 2 thì vẫn được xem xét và cho vay với hạn mức mà đơn vị quy định.

Khi vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay vốn khách hàng cần có tài sản đảm bảo hợp pháp, có giá trị tài chính và thuộc sở hữu của chính khách hàng đi vay vốn. Quá trình vay vốn có tài sản thế chấp sẽ được nhân viên ngân hàng (hoặc tổ chức tín dụng) kiểm tra và xem xét kỹ lưỡng.

Trường hợp người thân của bạn (là vợ, là chồng hoặc bố mẹ bị dính vào nợ xấu) thì hồ sơ vay vốn dù có tài sản đảm bảo cũng sẽ bị từ chối. Tuy nhiên, tuỳ vào tình huống, nếu khoản nợ của người thân ở mức thấp, người thân nợ xấu nhóm 1 hoặc 2.

Người vay cần đáp ứng các điều kiện vay vốn thêm của ngân hàng. Thì sẽ được xem xét và chấp nhận cho bạn vay với hạn mức nhỏ, cùng đó là thời gian vay sẽ ngắn hơn.

Ngoài ra, nếu người thân là anh, chị, em ruột bị dính nợ xấu, thì bạn sẽ được duyệt vay vốn dễ dàng hơn nếu tài sản thế chấp đó thuộc sở hữu chính của là bạn hoặc tốt nhất là việc bạn đã tách sổ hộ khẩu. Đây cũng là một trường hợp khá khả thi để bạn có thể vay được tiền hiệu quả.

Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân như thế nào?

Hệ thống nợ xấu CIC thuộc quyền quản lý bởi trung tâm tín dụng ngân hàng nhà nước, với tính bảo mật cực kỳ cao. Nên nếu khách hàng không thuộc nhân viên tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng thì không thể tự kiểm tra được.

Nếu để kiểm tra một cách chính xác, chi tiết, khách hàng cần mang CMND/CCCD cùng các giấy tờ liên quan đến trực tiếp Trung tâm tín dụng Quốc gia hoặc bất kỳ ngân hàng nào trên toàn quốc để yêu cầu được kiểm tra thông tin cá nhân có nợ xấu trên hệ thống CIC không nhé!

Có Người Thân (Vợ, Chồng) Nợ Xấu Có Vay Được Không?
Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân như thế nào?

Nợ xấu có xóa được không?

Câu trả lời là Được. Để thông tin nợ xấu của bạn được xoá khỏi hệ thống CIC chỉ một cách duy nhất là bạn phải hoàn tất tất cả khoản vay (gồm lãi + gốc + phí phạt thanh toán trễ hạn) tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, tuỳ vào từng nhóm nợ xấu mà thời gian xóa nợ xấu trên CIC hoàn toàn khác nhau.

  • Nợ xấu nhóm 1: Sau khi thanh toán xong khoản nợ, sẽ được xoá khỏi hệ thống CIC ngay lập tức và được phép vay vốn ngay.
  • Nợ xấu nhóm 2: Sau khi thanh toán hoàn tất khoản nợ, lịch sử nợ xấu sẽ được xóa sau 1 năm (12 tháng)
  • Nợ xấu nhóm 3, 4, 5: Sau khi thanh toán hoàn tất khoản nợ, lịch sử nợ xấu của bạn sẽ được xóa sau 5 năm
Có Người Thân (Vợ, Chồng) Nợ Xấu Có Vay Được Không?
Nợ xấu có xóa được không?

Như vậy, tuỳ theo mức độ nợ xấu mà quá trình thử thách của người vay sẽ khác nhau. Đối với nợ xấu có dư nợ dưới 10 triệu đồng, CIC sẽ ngừng cung cấp thông tin khi khách hàng tất toán khoản nợ ngay sau đó.

Một số lưu ý để không bị dính nợ xấu bạn nên biết

Trong quá trình vay vốn, để tránh dính vào các nợ xấu, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Khi vay vốn, cần ghi nhớ, ghi chú lại hoặc theo dõi thông báo từ ngân hàng (hoặc tổ chức tín dụng) về ngày thanh toán hợp đồng vay. Tránh trường hợp quá hạn dính nợ xấu không mong muốn.
  • Không kéo dài thời gian trả nợ, nếu quá hạn, bạn sẽ chịu thêm phí thanh toán quá hạn, lãi suất cao và có nguy cơ bị thêm vào hệ thống CIC.
  • Nên có kế hoạch chi tiêu hợp lý, cân bằng tài chính, để một khoản tiền dự trù để có thể thanh toán khoản nợ đúng hạn.
  • Hạn chế việc rút tiền mặt thẻ tín dụng, chi tiêu thẻ tín dụng quá đà
  • Vay vốn tại các ngân hàng (tổ chức tín dụng) cần chọn hạn mức vừa khả năng thanh toán của bản thân, không nên vay vốn với số tiền 100% nhu cầu ban đầu.

Bài viết giúp giải đáp thắc mắc Có người thân (vợ, chồng) nợ xấu có vay được không? Và những vấn đề liên quan đến nợ xấu bạn nên biết. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn đưa ra những quyết định vay vốn đúng đắn và kịp thời nhất.

Đề Xuất dành cho bạn
Tin Mới
Bài viết liên quan