Mở tài khoản ngân hàng online Không sử dụng có mất phí không? Có bị khóa không? Là những thắc mắc của nhiều người khi mở tài khoản ngân hàng nhưng không có nhu cầu sử dụng nữa. Việc mở tài khoản nhưng không sử dụng cũng mang lại nhiều rủi ro cho người dùng.
Trong bài viết sau, kinhnghiemchon.com sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn nhé!
Lý do mở tài khoản ngân hàng online là gì?
Có rất nhiều trường hợp, khách hàng mở tài khoản ngân hàng theo hình thức online nhưng lại không sử dụng tài khoản. Việc này phát sinh nhiều vấn đề và thắc mắc khiến nhiều khách hàng e ngại và lo lắng.

Cụ thể những trường hợp phát sinh vấn đề này gồm:
- Mở tài khoản vì có bạn bè, người thân, các trang web,… giới thiệu
- Mở tài khoản ngân hàng nhận lương, nhưng sau đó nghỉ việc và không sử dụng nữa.
- Mở tài khoản do các chương trình ưu đãi, hoàn tiền mà ngân hàng đó cung cấp
- Mở tài khoản ngân hàng để giao dịch nhưng không sử dụng nữa.
- Mở tài khoản ngân hàng tạm thời để đóng học phí
- Mở tài khoản ngân hàng này nhưng thấy không phù hợp và muốn dùng dịch vụ của ngân hàng khác.
- …
Mở tài khoản ngân hàng online Không sử dụng có mất phí không?
Đối với vấn đề này, thì tuỳ từng loại tài khoản khách hàng mở mà ngân hàng sẽ áp dụng tính phí hay không tính phí. Nhìn chung, các ngân hàng hiện nay đều áp dụng tính một số khoản phí bắt buộc khi khách hàng mở tài khoản và dù kích hoạt dùng hay không thì vẫn bị tính phí.

Một số khoản phí mà khách hàng cần thanh toán khi mở tài khoản như:
- Phí đăng ký phát hành thẻ, khách hàng phải trả phí thường niên theo năm của thẻ ATM
- Phí quản lý tài khoản
- Phí đăng ký dịch vụ Internet Banking, SMS Banking,… (nếu có đăng ký)
Mở tài khoản ngân hàng online Không sử dụng bao lâu bị khóa?
Tuỳ thuộc vào từng ngân hàng đưa ra quy định khoá tài khoản khi không sử dụng. Thông thường, khi tài khoản ngân hàng của bạn còn số dư tối thiểu trong tài khoản, mà bạn không sử dụng tài khoản này, thì tài khoản vẫn không bị khoá.
Trong trường hợp, số dư trong tài khoản ngân hàng của bạn đã hết, về số 0 đông. Thì ngân hàng sẽ quy định khóa thẻ tạm thời hoặc vĩnh viễn. Điều kiện thẻ không phát sinh bất kỳ giao dịch nào sau thời gian 6 tháng đến 18 tháng.

Ngoài ra, khóa thẻ cũng còn tùy thuộc vào từng ngân hàng, từng loại thẻ khách hàng mở. Như ở thẻ ATM trả trước, sẽ không bị khoá thẻ. Bởi là thẻ độc lập với ngân hàng. Thẻ này chỉ bị khoá khi khách hàng yêu cầu khoá.
Đối với thẻ ATM nội địa, thẻ sẽ bị khóa khi không có bất kỳ giao dịch nào phát sinh trong 12 – 18 tháng. Đối với tài khoản ghi nợ, cũng sẽ bị khoá tạm thời khi không có bất kỳ giao dịch nào phát sinh từ 12 – 18 tháng.
Mở tài khoản ngân hàng online Không sử dụng có sao không?
Đây là vấn đề được nhiều khách hàng khi mở tài khoản và không sử dụng cực kỳ quan tâm. Việc mở tài khoản nhưng không sử dụng, bạn sẽ phải chịu rất nhiều ảnh hưởng lớn. Cụ thể:
- Sẽ tốn phí phát sinh từ tài khoản theo quy định từng ngân hàng như: phí thường niên, phí quản lý tài khoản,…
- Đối với thẻ tín dụng, sẽ bị tính phí phạt cao khi không thanh toán các khoản phí dịch vụ đã phát sinh
- Thông tin tài khoản, thông tin cá nhân của bạn dễ bị lộ
Nên làm gì khi mở tài khoản ngân hàng online nhưng không sử dụng?
Trong trường hợp bạn mở tài khoản ngân hàng mà không còn nhu cầu sử dụng thẻ nữa. Hãy tiến hành một trong các cách sau để bảo đảm thông tin tài khoản được giữ kín và các khoản phí phát sinh không xảy ra.
Huỷ các dịch vụ tiện ích trên thẻ
Nếu tài khoản ngân hàng của bạn có đăng ký các dịch vụ tiện ích trên thẻ như: mobile banking, tin nhắn SMS Banking, Internet Banking,… Sẽ bị ngân hàng thu phí để quy trì. Nên dù dùng hay không dùng tài khoản ngân hàng đã mở bạn cũng bị tính một khoản phí nhất định.

Cách tốt nhất bạn nên huỷ các dịch vụ này. Nên liên hệ đến chi nhánh/ PGD của ngân hàng mở thẻ để huỷ tất cả dịch vụ tiện ích này. Nhằm tránh các khoản phí phát sinh không mong muốn.
Khoá tài khoản tạm thời
Khi xác định không dùng tài khoản ngân hàng trong thời gian ngắn, nên khoá tài khoản tạm thời. Để tránh các khoản phí như phí duy trì tài khoản. Việc khóa tài khoản ngân hàng tạm thời có thể thực hiện online trên app/ web ngân hàng hoặc tại quầy giao dịch ngân hàng. Và mở lại tài khoản khi sử dụng cũng có thể thực hiện trên app/ web hoặc tại quầy giao dịch ngân hàng.
Tuy nhiên, nếu bạn xác định không sử dụng tài khoản ngân hàng trong thời gian hơn 12 tháng. Nên lựa chọn cách đóng tài khoản vĩnh viễn. Vì nếu khoá tài khoản tạm thời chỉ áp dụng với người dùng muốn khóa tài khoản trong thời gian ngắn, vài tháng. Ở tài khoản ngân hàng khóa tạm thời vẫn bị thu các khoản phí như: phí quản lý tài khoản, phí SMS, phí thường niên,…
Khoá tài khoản ngân hàng vĩnh viễn
Trong trường hợp không muốn sử dụng tài khoản ngân hàng nữa, hoàn toàn có thể lựa chọn huỷ/ khoá tài khoản ngân hàng vĩnh viễn. Đây là cách tốt nhất để bạn không phải đóng bất kỳ khoản phí nào cho ngân hàng và hạn chế tối đa việc bị lộ thông tin tài khoản, thông tin cá nhân.
Cách hủy tài khoản ngân hàng khi không sử dụng nữa
Cách hủy tài khoản ngân hàng khi không sử dụng nữa khá đơn giản và nhanh chóng. Bạn có thể lựa chọn một trong 2 cách sau:
Huỷ tài khoản ngân hàng Online
Nếu bạn có sử dụng dịch vụ ngân hàng số, dễ dàng để huỷ/ xoá tài khoản ngay tại nhà mà không cần di chuyển ra quầy giao dịch ngân hàng. Các bước thực hiện như sau:
- Mở và đăng nhập vào tài khoản Internet banking hoặc Mobile banking
- Tại giao diện chính, chọn vào Tài khoản/ Thẻ
- Chọn tiếp vào mục Khóa tài khoản/ khóa thẻ
- Nhập Mã OTP được hệ thống ngân hàng gửi về số điện thoại bạn
- Nhấn Xác nhận để hoàn thành việc huỷ tài khoản.

Huỷ tài khoản ngân hàng tại quầy giao dịch
Huỷ tài khoản ngân hàng tại chi nhánh/ PGD ngân hàng yêu cầu bạn cần mang theo CMND/CCCD để xác nhận danh tính. Có thể đến bất kỳ chi nhánh ngân hàng (thuộc quyền quản lý tài khoản ngân hàng bạn muốn huỷ tài khoản vĩnh viễn) gần nhất. Các bước thực hiện như sau:
- Thông báo với nhân viên ngân hàng yêu cầu huỷ tài khoản
- Điền thông tin theo mẫu (do nhân viên ngân hàng cung cấp)
- Sau đó, nộp lại mẫu thông tin, kèm theo CMND/CCCD của bạn
- Nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra và tiến hành hủy tài khoản cho bạn
Thắc mắc thường gặp khi mở tài khoản ngân hàng không sử dụng nữa
Tài khoản ngân hàng không sử dụng nữa có bán được không?
Việc bán tài khoản ngân hàng không nằm trong quy định hợp pháp của pháp luật Việt Nam. Bạn cần nhớ rằng, tài khoản bạn bán đi, thì mọi thông tin trên thẻ, đều thuộc về bạn. Khi bán tài khoản ngân hàng có người sử dụng với mục đích chính đáng, thì sẽ không ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng đối với người sử dụng với mục đích xấu, thì mọi trách nhiệm sẽ đều quy về chủ tài khoản, đó chính là bạn.
Khoá tài khoản ngân hàng có tốn phí không?
Câu trả lời là Có. Nếu bạn khoá tài khoản ngân hàng tạm thời, thì vẫn phải đóng các khoản phí thường niên, phí duy trì tài khoản, phí SMS Banking,… Chỉ khi huỷ tài khoản ngân hàng mới không tốn bất kỳ khoản phí nào nữa.
Tài khoản ngân hàng không dùng nữa có bị trừ âm phí không?
Có. Khi tài khoản không dùng nữa và số tiền trong tài khoản trở về số 0. Thì hằng tháng, hệ thống ngân hàng vẫn sẽ trừ các khoản phí theo quy định. Khi nào chủ tài khoản nạp tiền vào, hệ thống sẽ trừ tiền tự động theo số tiền tài khoản nợ tương ứng. Đối với tài khoản thẻ tín dụng, sẽ bị tính phí phạt.
Tài khoản ngân hàng khi bị khoá có kích hoạt lại được không?
Có. Tài khoản ngân hàng bị khóa tạm thời có thể kích hoạt lại. Bạn hãy mang CMND/CCCD đến quầy giao dịch ngân hàng để yêu cầu mở lại tài khoản. Đối với tài khoản bị khoá vĩnh viễn, sẽ không kích hoạt lại được nữa.
Tài khoản ngân hàng không có tiền có sao không?
Sẽ không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, tuỳ thuộc từng ngân hàng, nếu bạn không có tiền để duy trì tài khoản theo quy định, có thể tài khoản của bạn sẽ bị khoá.
Bài viết giúp giải đáp những thắc mắc khi Mở tài khoản ngân hàng online không sử dụng và những vấn đề liên quan. Khi mở tài khoản ngân hàng, nếu bạn không có nhu cầu sử dụng nữa, nên khoá tạm thời hoặc vĩnh viễn tài khoản. Để tránh những phát sinh không đáng có nhé!